Tuần Tự Nghi Thức Lễ Cưới Truyền Thống Việt Gồm Những Gì ?

Mục Lục

Lễ dạm ngõ 

Được xem là nghi lễ quan trọng nhất nhất trong đám cưới truyền thống, mục đích hợp thức hóa mối quan hệ 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái, lễ dạm ngõ hiện tại còn có tên gọi là khác là  “lễ giáp lời”. Không quá được tổ chức quá rườm rà như lối cũ, chỉ đơn giản là buổi gặp mặt nói chuyện của 2 bên gia đình 

Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ

Họ nhà trai sẽ đến gặp mặt họ nhà gái thưa chuyện , mong muốn cho đôi nam nữ thời gian tìm hiểu nhau 1 cách kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến đến hôn nhân 

Lễ dạm ngõ không cần đến vai trò của bà mối và sính lễ. Nếu buổi lễ dạm ngõ thành công người con gái đã xem như có nơi chốn

Lễ ăn hỏi 

Ngày nay nhiều nghi lễ trong đám cưới đã được giảm đi, nhưng lễ ăn hỏi là 1 trong những nghi thức cưới chính quan trọng được giữ  lại. Lễ ăn hỏi là đánh dấu cho sự kết giao giữa 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái 

Đây là 1 bước chuyển mình quan trọng để tiến đến hôn nhân, từ đây cô gái được hỏi xem như đã được trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đến hỏi.

Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi

Khi đến hỏi vợ bắt buộc nhà trai phải mang theo các lễ vật như sau : chè (trà), rượu, trầu cau, trái cây, heo quay… vv . Để  thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của chú rể đối với công ơn dưỡng dục cha mẹ cô dâu

Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi

Dựa theo tập quán cưới hỏi của từng vùng miền mà các mâm quả cưới được sắp xếp theo đúng số lượng, nhưng thường thì số lượng mâm quả vẫn được chuẩn bị theo số mâm chẵn nhiều hơn là lẻ , điều này tượng trưng cho sự căn bằng có đôi có cặp.

Tuần tự nghi thức trong ngày cưới

Lễ cưới được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong nghi thức lễ cưới hỏi của người Việt ta. Lễ cưới  chỉ được hoàn thành khi trải qua 3 nghi thức sau: 

Lễ xin dâu 

Trước khi lễ đón dâu được bắt đầu, mẹ chú rể cùng với 1 số người thân trong gia đình sẽ đến nhà gái, mang theo trầu, rượu để thông báo giờ xin được rước dâu. Để nhà gái chuẩn bị chu đáo đón tiếp đoàn rước dâu

Lễ xin dâu
Lễ xin dâu

Lễ rước dâu 

Đoàn rước dâu khi đến nhà gái phải được sắp xếp theo đội hình như sau, vị trí dẫn đầu phải là người đại diện cho nhà trai, tiếp sau đó là bố chú rể, sau đó là đến chú rể và đội bê quả, bạn bè.

Nhà trai khi đã đến nhà gái sẽ được mời ngồi. Hai bên gia đình sẽ giới thiệu nhau, người đại diện họ trai sẽ là người phát biểu mong muốn xin phép được rước dâu về

Lễ rước dâu
Lễ rước dâu

Sau khi được sự cho phép từ các “ bô lão “ họ nhà gái cho phép, chú rể sẽ vào phòng trao hoa, cùng cô dâu đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp hương , chào cha mẹ 

Chú ý : trang phục khi mặc cho lễ rước dâu đối với nam phải là áo vest quần tây thắt cà vạt lịch sự, đối với nữ phải là những bộ  áo dài truyền thống  

Sau khi cô dâu nhận dặn dò từ cha mẹ, người thân, người đại diện nhà trai sẽ thay mặt chú rể được rước dâu về nhà chồng, cô dâu sẽ lên xe hoa về nhà trai để dự tiệc cưới. Khi về đến nhà trai việc đầu tiên cô gái phải làm là đến trước bàn thờ gia tiên họ nhà trai thắp hương cho tổ tiên báo cáo với người trên, từ nay sẽ là người nhà trai.

Lễ  lại mặt 

Sau khi ngày cưới được diễn ra, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng trẻ một mâm lễ nhỏ để cả 2 mang về nhà vợ, ngày nay nghi lễ này còn có tên gọi khác là lễ nhị hy.  Thời gian đôi vợ chồng trẻ về nhà mẹ vợ dựa theo mức độ công việc và vị trí địa lý giữa 2 nhà, thời gian đến thăm thường được diễn ra vào buổi sáng

Lễ lại mặt
Lễ lại mặt 

Phía trên đây những nghi lễ trong lễ cưới truyền thống mà Tài Lộc chia sẻ để bạn có cài nhìn rõ nét hơn về tuần tự diễn ra trong đám cưới Việt từ bao đời nay. Vì Vậy hãy chú ý lễ cưới của 2 bạn được diễn ra đúng trình tự và đầy đủ trong ngày trọng đại nhất nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *