Trong ngày trọng đại của con cái mình, những bậc trưởng bối có vai vế quan trọng sẽ đại diện cho nhà trai và nhà gái phát biểu đôi lời với nhà bên. Đây chính là lời khẳng định trước đông đảo người thân rằng hai trẻ sẽ chính thức nên duyên vợ chồng. Nhưng làm sao để phát biểu trong lễ ăn hỏi một cách đầy ý nghĩa nhất, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1.Lễ ăn hỏi là gì?
Như chúng ta đã biết rằng lễ ăn hỏi hay còn được biết đến là lễ đính hôn. Đây là một hình thức trong phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Vào ngày này đôi trẻ sẽ thông báo về việc sắp “nên vợ nên chồng” với nhau trước sự chứng kiến của quan viên hai họ. Lễ ăn hỏi diễn ra khi nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Thêm vào đó buổi lễ sẽ có sự góp mặt của họ hàng hai bên sui gia, nhằm công nhận đôi trẻ sẽ chính thức trở thành vợ chồng của nhau và chờ đợi ngày cưới sẽ tổ chức.
2.Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi
2.1 Chuẩn bị lễ vật
Trong lễ ăn hỏi trước khi đến nhà gái, nhà trai sẽ chuẩn bị mâm quả hay còn gọi là tráp cưới. Thường thì mỗi tráp sẽ đựng những loại lễ vật khác nhau như: trầu cau, trà rượu, trái cây ngũ quả, bánh phu thê, bánh cốm, hạt sen, xôi gà, bánh kem,… Mỗi loại khác nhau sẽ tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau, nhằm thể hiện lòng thành của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ nhà gái. Hy vọng một tương lai tốt đẹp cho đôi trẻ
2.2 Hai bên gia đình chào hỏi và trao lễ vật
Đây là nghi thức rất quan trọng và bắt buộc phải có trong đám cưới của người Việt Nam. Đại diện nhà trai sẽ trao mâm tráp cho nhà gái.
2.3 Hai bên gia đình sẽ phát biểu đôi lời
Nhà trai sẽ phát biểu lễ ăn hỏi trước nhà gái. Mong muốn gửi gắm tâm tư tình cảm và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành. Tiếp đến họ sẽ cùng nhau bàn bạc về lễ cưới, ngày tổ chức ra sao,…
2.4 Cô dâu sẽ ra mắt trước sự chứng kiến của hai bên gia đình
Thường thì mẹ cô dâu hoặc người thân của cô dâu sẽ nắm tay và dắt con gái của mình ra chào. Cặp nhau rể sẽ sánh đôi bên nhau, chào hỏi và thắp nén hương trước bàn thờ gia tiên.
2.5 Trước khi nhà trai ra về, nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai.
Nhà gái sẽ chia đôi số lễ vật từ các mâm quả cho nhà trai. Lưu ý khi hoàn thành lại quả, nắp mâm quả phải được lật ngửa lên. Tiếp đến cô dâu chú rể sẽ tiến hành phát phong bao lì xì để lại duyên cho dàn phụ dâu và phụ rể.
3.Khi nào thì nên phát biểu trong lễ ăn hỏi – lễ đính hôn?
Phát biểu trong lễ ăn hỏi là hình thức khi gia đình hai bên ngồi đối diện nhau trong bàn họ. Lễ ăn hỏi sẽ diễn ra từ nửa giờ đến khoảng 1,5 giờ nên khi phát biểu cần ngắn gọn, rõ ràng và súc tích nhất có thể.
4.Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi họ nhà trai
Đây là mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của họ nhà trai:
“ Xin kính chào quan viên hai họ, Tôi tên là…(họ và tên), là ( quan hệ với chú rể); hôm nay tôi đại diện cho nhà trai, kính chúc các ông các bà, anh chị, các em và các cháu dồi dào sức khỏe; Cảm ơn mọi người đã góp mặt vào để ăn hỏi ngày hôm nay để chung vui với hạnh phúc của hai cháu…( tên chú rể và cô dâu).
Hôm nay đến đây có sự góp mặt của mặt của…( giới thiệu các thành viên theo cấp bậc từ cao xuống thấp) và nhiều thành viên khác của gia đình chúng tôi
Cũng trải qua thời gian tìm hiểu và yêu nhau; đôi bên gia đình muốn 2 cháu tiến đến hôn nhân và gắn bó trọn đời với nhau. Hôm nay ngày lành tháng tốt, gia đình chúng tôi đã chuẩn bị và mang đến các lễ vật là trầu cau, trái cây, trà bánh,…để tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với nhà gái đã tin tưởng và chấp nhận gả con gái cho con trai chúng tôi chăm sóc. Chúng tôi mong rằng hai cháu sẽ có cuộc sống hạnh phúc và và viên mãn với nhau. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.”
5.Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi họ nhà gái
Tiếp sau nhà trai, đại diện nhà gái sẽ tiếp tục đưa ra lời phát phát biểu trong lễ ăn hỏi như sau:
“ Kính thưa quan viên hai họ, tôi tên là…(họ và tên)…là…( quan hệ thế nào với cô dâu); Hôm nay tôi đại diện cho gia đình nhà gái cùng với các thành viên khác là…( giới thiệu các thành viên từ cao đến thấp).
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự góp mặt của bên phía nhà trai, cùng với sự chuẩn bị chu đáo các lễ vật để đến thưa chuyện với gia đình chúng tôi. Và hơn nữa chúng tôi hoàn toàn đồng ý và chấp nhận để hai cháu tiến đến hôn nhân. Ngay giờ phút này, hai cháu chính thức là vợ chồng của nhau. Về sau, con/cháu gái chúng tôi về bên đó, có điều gì thiếu sót mong anh chị sui chỉ bảo và dạy dỗ cho cháu thêm nữa. Và tất cả mọi người ở đây chắc hẳn ai cũng mong muốn hai cháu hạnh phúc dài lâu với nhau.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn nhà trai và toàn thể quan khách đã đến chung vui với gia đình chúng tôi. Bây giờ xin mời tất cả mọi người xơi chè và bánh để chúc phúc cho 2 cháu”
6.Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ
Trong một bài phát biểu lễ ăn hỏi dù là nhà trai hay nhà gái đều cần có những mục quan trọng như:
+Thứ nhất: Lời chào và thư gửi, giới thiệu tên họ, mối quan hệ với cô dâu hoặc chú rể, lời cảm ơn sự có mặt của tất cả mọi người.
+Thứ 2: Giới thiệu sự có mặt của các thành viên trong gia đình.
+Thứ 3: Mục đích của buổi lễ ngày hôm nay
+Thứ 4: Chúc phúc cho cặp đôi cô dâu chú rể, và cảm ơn mọi người một lần nữa
Trên đây là mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi, hy vọng các bạn sẽ chuẩn bị tinh thần thoải mái và vui tươi để có những lời phát biểu ý nghĩa nhất trong ngày lễ ăn hỏi của con em mình.